[tintuc]
Chất
liệu vải sử dụng trong sản xuất Đồng phục BHLĐ có thể kể đến như sau:
1.
Vải
Kaki 65/35:
Là
loại vải chất lượng, vải đẹp, dày, thấm hút mồ hôi tốt, độ bền cao, giá cả hợp
lý. Thành phần vải bao gồm 65% cotton và 35% PE, nên thường được gọi vắng tắt
là kaki 65/35. Vải khá dày dặn nên lên form đồ bảo hộ lao động rất đẹp, độ bền
cao, có thể sử dụng lên đến 2 năm. Đa số các doanh nghiệp xăng dầu, thợ sửa chữa
máy móc, ô tô, thợ kĩ thuật… thường chọn loại vải này để may đồng phục.
2.
Vải
kaki Thành Công:
Là
loại vải chất lượng cao, dày dặn (dày hơn vải kaki 65/35), thấm hút mồ hôi rất
tốt, thoáng mát, độ bền cao, giá thành cao. Thành phần vải được dệt bằng sợi
cotton 83% và sợi PE 17%, do thành phần cotton nhiều nên vải thấm hút mồ hôi rất
tốt, mặc mát và form đứng đẹp, 2 mặt vải dệt sợi chéo, ít phai màu, bền đẹp
theo thời gian. Đây là vải đường dùng để may bảo hộ lao động chất lượng cao, được
một số công ty, doanh nghiệp có tiếng sử dụng để may đồng phục kĩ thuật như Điện
Máy Thiên Hòa, Công Ty BDS Nam Sài Gòn, cây xăng HPP Petro…
3.
Vải
Xi:
Là
loại vải mềm, nhẹ, hơi mỏng, độ bền không cao, vải hơi nóng. Thành phần vải được
dệt từ sợi PE 65% và cotton 35% do đó độ thấm hút mồ hôi không cao. Vải xi thường
được các nhà xưởng, khu công nghiệp đặt may cho công nhân làm việc trong nhà xưởng,
trong khu chế xuất. Vải Xi được dệt 2 mặt giống nhau, vì thành phần PE khá nhiều
nên loại vải này xù lông, độ bền không cao và giá thành rẻ.
4.
Vải
Dlin:
Là
loại vải kém chất lượng, vải mềm, nhẹ, mỏng, mặc nóng và độ bền không cao, dễ
rách. Thành phần vải được dệt từ sợi PE 100%. Vải Dlin thường được sử dụng cho
công nhân làm việc trong môi trường mát mẻ, các công ty, doanh nghiệp thường
hay thay đổi nhân sự (2,3 tháng 1 lần). Quần áo bảo hộ lao động được may bằng
loại vải này mặc rất nóng, Phước Thịnh khuyến cáo không nên sử dụng vải này, vì
thời gian sử dụng chỉ được tầm 3 tháng, trong khi các loại vải khác sử dụng 1-2
năm, mà giá thành chênh lệch không nhiều nếu so sánh với sự chênh lệch thời
gian sử dụng, cộng với sự thoải mái cho nhân công sử dụng làm tăng năng suất
lao động.
5.
Vải
Ninomax:
Là
loại vải cháy chậm, vải mềm, rất mát, vải rất dày thời gian sản xuất loại vải
này khá lâu. Đây là loại vải mà các thợ cơ khí, các công ty, nhà máy hàn xì,
công ty xăng dầu hay sử dụng, giá rất cao, cao nhất trong các loại đồng phục bảo
hộ lao động.
6.
Vải
Pangrim Hàn Quốc:
Là
loại vải mềm mượt, dày và mặc mát nhưng có nhược điểm là vải rất dễ nhăn, nhanh
phai màu. Thành phần vải xấp xỉ 100% cotton nên mặc rất mát, thấm hút mồ hôi tốt.
Giá thành cao nên thường rất ít khách hàng đặt may đồng phục bảo hộ bằng loại vải
này.
Đồng phục bảo hộ lao động
hàng chợ sẽ có một số nhược điểm như sau:
Giá
thành là một trong các tiêu chí mà khách hàng quan tâm trong việc đánh giá lựa
chọn sản phẩm và nhà cung cấp. Tuy nhiên ở phân khúc giá rẻ, chất lượng sản phẩm
thường không đạt được các yêu cầu tốt nhất đối với một sản phẩm, có thể kể đến
như:
- Vì giá rẻ nên vải mặc rất nóng, không thấm hút mồ hôi, làm cho người mặc cảm giác rất khó chịu khi mồ hôi cứ đọng lại trên cơ thể, bốc mùi khó chịu.
- Chất lượng may không đảm bảo từ đường
kim mũi chỉ, khi mặc dễ dàng bung chỉ, sứt nút, thợ may không đảm bảo tay nghề.
- Mẫu mã không theo thiết kế riêng, rập
khuôn theo mẫu thị trường, không mang đậm tính thương hiệu của công ty hay
doanh nghiệp của khách hàng.
- Không đa dạng chất liệu vải, đa số là những
loại vải giá rẻ, kém chất lượng.
- Không đa dạng màu sắc
- Không có bảo hành in, thêu.
- Thời gian sử dụng ngắn khoảng 3 tháng là
cần phải thay mới.